Cô gái mong thanh toán giúp những hóa đơn cho người lạ nhưng cái kết bất ngờ
CLB Đà Nẵng từng vô địch năm 2009 và 2012, sau đó phong độ và thành tích đi xuống dần, kéo theo sự bất ổn trên băng ghế huấn luyện cho đến lúc này, khi HLV Lê Đức Tuấn vừa cập bến. Điều này thể hiện qua thành tích lận đận của họ (ngoại trừ hạng 3 năm 2016, còn lại đều xếp thứ 9 trở xuống với lần xuống hạng mùa 2023), kèm theo thống kê trong vòng 10 năm qua, đội bóng sông Hàn đã thay đến 9 HLV.Tính từ mùa 2015, rất nhiều tướng tài đã cập bến rồi phải ra đi như HLV Lê Huỳnh Đức (2 lần), Nguyễn Minh Phương, Phan Thanh Hùng, Phạm Minh Đức, Trương Việt Hoàng, Đào Quang Hùng, Cristiano Roland.Điều này cho thấy sự bất ổn đã âm ỉ từ rất lâu bên trong đại diện từng được coi là lá cờ đầu của bóng đá miền Trung.Từng chút một, những vấn đề của CLB Đà Nẵng cứ tích lũy dày dần mà không được giải quyết, với cao trào là bị rơi xuống hạng nhất ở mùa 2023. Đáng tiếc, hành trình trở lại V-League ngay mùa sau đó đã không đồng hành cùng việc thổi lại ngọn lửa chiến đấu cho đội bóng. Các nội binh đang sa sút phong độ nhưng không được tăng cường lực lượng một cách mạnh mẽ được xem là nguyên nhân khiến CLB Đà Nẵng không có kết quả tốt.Mùa bóng này, CLB Đà Nẵng đặt ra chỉ tiêu lọt vào tốp 5 nhưng đến bây giờ đang xếp cuối bảng sau 11 vòng, với hàng công và hàng thủ đang tệ nhất V-League 2024 - 2025. Kết quả bết bát khiến họ 2 lần trảm tướng" liên tiếp với HLV Đào Quang Hùng và Cristiano Roland trong vòng chưa đầy 1 tháng.Đến hôm nay, họ sẽ có HLV thứ 3 kể từ đầu mùa là HLV Lê Đức Tuấn cùng 2 trợ lý chuyên môn Nguyễn Quốc Long, Phạm Nguyên Sa cùng 2 trợ lý thủ môn Nguyễn Viết Nam và HLV thể lực Luis.HLV Lê Đức Tuấn chia tay CLB Hà Nội, có thể đến từ thất bại đầu tiên trên sân nhà trước CLB HAGL sau 13 năm, trong ngày Đình Hai nhận thẻ đỏ sớm và Tuấn Hải đá hỏng quả 11 m vào cuối trận. Trải nghiệm trong 2 lần dẫn dắt CLB Hà Nội sẽ là vốn quý cho nhà cầm quân sinh năm 1982 trong thử thách mới.Hai cánh tay đắc lực của ông Lê Đức Tuấn sẽ là Phạm Nguyên Sa và Nguyễn Quốc Long, 2 HLV trẻ đang đầy khát khao cống hiến trong lần đầu hít thở bầu không khí tại cabin kỹ thuật V-League.Nguyên Sa là biểu tượng chuẩn mực của bóng đá Đà Nẵng. Cựu tiền vệ trụ này là chỗ dựa theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong giai đoạn hoàng kim nhất của đội bóng sông Hàn. Đặc biệt, HLV trẻ sinh năm 1989 có kinh nghiệm nhờ những năm chinh chiến tại CLB Quảng Ninh.Trong khi đó Nguyễn Quốc Long từng là 1 trong những hậu vệ phải hay nhất Việt Nam, nổi danh trong màu áo CLB Hà Nội, Sài Gòn, Thể Công... với lối chơi máu lửa, tính chiến đấu cao.Nếu Nguyên Sa là sự ổn định trầm tĩnh thì ngược lại Quốc Long sở hữu cá tính mạnh mẽ của một thủ lĩnh, góp phần tạo ra bản sắc gắn kết, lì lợm của CLB Sài Gòn "ngổ ngáo" ngày nào.Hai trợ lý - một người địa phương "tĩnh", một người mới về "động" - sẽ cùng với HLV Lê Đức Tuấn tạo thành tổ hợp trẻ trung, với mong muốn sẽ thổi bùng được ngọn lửa khát vọng cho dàn nội binh đội bóng sông Hàn.Lẽ dĩ nhiên, ê kíp BHL trẻ này vẫn thiếu kinh nghiệm chinh chiến tại V-League. Nhưng họ sẽ có chỗ dựa từ Giám đốc kỹ thuật Phan Thanh Hùng, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam sẽ có những cố vấn đúng lúc cho cho những học trò cũ của mình.Miệt vườn trên cao nguyên
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Chưa có thẻ căn cước công dân trước các kỳ thi, học sinh làm ở đâu?
Ngọn lửa bùng lên tại căn phòng 202 nằm ở tầng 3 khách sạn trên đường Hoàng Hữu Nam (P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM), chiều 16.3, nghi do chập điện. Phát hiện đám cháy, một số người tìm cách dập lửa nhưng bất thành, ngọn lửa lan ra, thiêu rụi 13/15 mét vuông diện tích căn phòng cùng nhiều tài sản.Thời điểm này, bên trong khách sạn có 2 vị khách đang lưu trú tại tầng 4 và 4 người trong gia đình nhân viên, trong đó có 2 trẻ nhỏ (2 và 3 tuổi). Đám cháy tỏa nhiệt lớn, khói đen bao trùm gây ngạt.Nghe hô hoán, 2 vị khách mở cửa phòng ra thì khói đen lùa vào, lối đi ngoài hành lang đã mịt mù, cả hai ôm nhau chịu trận.Bốn người trong gia đình nhân viên khách sạn, người mẹ bế đứa bé 2 tuổi còn người chồng bế bé gái 3 tuổi, dắt díu nhau chạy lên sân thượng, tầng 5. Mặt mày nhem nhuốt, ho sặc sụa, cả 4 người chờ lực lượng cảnh sát tới cứu.4 giờ 53 ngày 16.3, trung sĩ Nguyễn Công Hoàng Kha (21 tuổi) cùng các đồng đội công tác tại Đội Tham mưu, Tổ địa bàn TP.Thủ Đức (Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM) nhận nhiệm vụ chữa cháy, cứu người tại đám cháy khách sạn nhiều tầng. Đồng thời, Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Khu vực 2 cũng được điều động chi viện.Chỉ hơn 5 phút, phương tiện chữa cháy và các chiến sĩ có mặt tại hiện trường, lên phương án tác chiến. Lúc này, hiện trường vụ cháy lửa lớn, khói đen bốc cao."Bên trong có người mắc kẹt, khói đen dữ lắm", người dân hô to khi thấy xe chở trung sĩ Kha cùng đồng đội đến hiện trường đầu tiên.Vụ cháy lần này, trung sĩ Kha cùng 4 chiến sĩ khác làm nhiệm vụ trinh sát, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, tìm nguồn gốc cháy. Đồng đội còn lại triển khai phun nước, ngăn cháy lan, dập lửa.
Hai anh em tìm hài cốt anh ruột mình là nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Trung Trung Đỉnh. Một người quê Vĩnh Phúc, một người quê Hải Phòng.
Honda HR-V so kè Hyundai Tucson: Lựa chọn khó
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...